VẬT LIỆU EPOXY, SƠN EPOXY LÀ GÌ ?

 I . EPOXY LÀ HỢP CHẤT GÌ ?
 1  Tổng quan về Epoxy
    Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời, Epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu, là lớp lót cũng như phủ ngoài chính cho tàu chất lượng cao thay cho polyester dễ bị thủy phân bởi nước và gelcoat. Ngoài ra, do có hai vòng benzen bền vững ở vị trí trung tâm nên nhựa Epoxy chịu ứng suất cơ và nhiệt tốt hơn mạch thẳng, Epoxy rất cứng, dai, kháng nhiệt.
Một trong những ưu điểm nổi bật của Epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, lực kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của Epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt không đồng nhất như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ…
  1.1 Cấu tạo của hợp chất Epoxy như thế nào ?
     Thực chất Epoxy dạng nguyên thể không thể có những tính chất tuyệt vời như vậy. Epoxy nguyên thể cần kết hợp với các chất khác, cách kết hợp cũng giống như cao su vậy.
     Chúng ta biết đến cao su từ vài thập kỷ trước, ngày nay cao su đã không thể thiếu trong sự phát triển của con người. Nhưng sở dĩ cao su được ứng dụng rộng rãi như vậy là bởi vì tác dụng của lưu huỳnh với cao su thô là tối quan trọng. Lúc đầu cao su thô có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không có được những tính chất liên kết quý giá của hợp chất cao phân tử (dạng mạch dài). Lưu huỳnh có tác dụng nối mạch các phân tử cao su thô thành các mạch dài dạng lưới khiến cao su lưu hóa có được các phẩm chất mà cao su thô không thể có.

Tác dụng của chất đóng rắn đối với Epoxy nguyên sinh cũng tương tự như vậy. Epoxy nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không đạt được những bộ tính chất theo yêu cầu. Chất đóng rắn có tác dụng nối mạch các phân tử Epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới khiến nhựa Epoxy thành phẩm có các bộ tính chất mà Epoxy nguyên sinh không thể có đầy đủ. Xét về bản chất hóa học, các nhóm chức Epoxy không thể tự kết nối với nhau nên Epoxy phải có một chất tham gia tạo ra kết nối càng bền vững càng tốt.
 1.2 Ứng dụng của hợp chất Epoxy ?
     Hiện nay Epoxy đã trở nên phổ biến trên thế giới, Epoxy đã tạo ra một phương thức hoàn toàn mới và tiết kiệm hơn rất nhiều. Epoxy trở thành một lớp màng chịu cơ lý, bảo quản đối với mọi bề mặt vật liệu: xi măng, sắt, gỗ, nhựa…đều có thể sử dụng Epoxy để bảo vệ. Epoxy còn tuyệt vời ở chỗ nó có thể được dùng với sợi thủy tinh, sợi basalt, sợi carbon để bọc những nơi chịu lực mạnh như cột buồm, bánh lái, trụ cột dây
Bởi những đặc tính ưu điểm kháng vượt trội này mà người ta tìm thấy được từ Epoxy, vì vậy mà Epoxy được bọc ở những vị trí chịu tác động cả vật lý, hóa học mạnh và liên tục. Ví dụ điển hình như thuyền, tàu thủy vỏ sắt hoặc vỏ nhôm, đầu tiên người ta bọc chúng bằng Epoxy chống gỉ sét, chống ăn mòn. Sau khi bọc vỏ thuyền bằng keo Epoxy, họ phủ một lớp sơn lót Epoxy, rồi kết thúc bằng những loại sơn bóng có thành phần từ Epoxy giống như dùng cho xe hơi, kết quả là một con thuyền với bề mặt bóng loáng như chiếc xe hơi mới chạy trên bờ mà vẫn kháng tốt với các điều kiện tiếp xúc nước biển.
     Đỉnh cao của ứng dụng Epoxy có lẽ là ứng dụng trong các thùng chứa Axit Sunfuric (H2SO4) đậm đặc. Dung dịch axit đậm đặc này ăn mòn hầu hết các bề mặt kim loại, hợp chất, có những chất chúng không ăn mòn được thì lại quá đắt đỏ để làm bình chứa. Epoxy được sử dụng để phủ mặt trong tiếp xúc với axit đậm đặc các thùng chứa này đem lại tính an toàn và hiệu quả tiết kiệm cao. Tuy nhiên, vì tính ăn mòn quá cao của dạng axit này, người ta vẫn phải thường xuyên sơn lại định kỳ lớp phủ trong Epoxy, khoảng 6 tháng một lần.
 II SƠN EPOXY LÀ GÌ ?
  2.1 Thành phần của sơn Epoxy là gì ?
    Như đã giới thiệu với các bạn ở trên về hợp chất Epoxy và tính ứng dụng của nó. Nhìn chung, Epoxy được biết đến với đặc tính bám dính tuyệt hảo, khả năng chống lại tác động của nhiệt và hóa chất, các đặc tính cơ học và đặc tính cách điện tuyệt vời. Vì vậy không có gì kì lạ khi Epoxy nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chất phủ bề mặt (coatings).
     Sơn Epoxy bao gồm 2 thành phần A và B, thông thường được trộn theo tỉ lệ 4:1. Thành phần A chủ yếu là Epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia…mục đích là để Epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Thành phần B là chất đóng rắn như đã đề cập ở trên, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử Epoxy.
  2.2 Ứng dụng sơn Epoxy
     Sơn Epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn Epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ Epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường.
 Sơn Epoxy hiện nay được sử dụng phổ biến, ứng dụng làm sàn trong các nhà máy sản xuất, gara oto, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom…nơi mà không có vật liệu nào có thể đáp ứng được những bộ yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như sơn Epoxy thể hiện như chịu mài mòn ma sát, chịu chùi rửa, không bám bụi, có thể kháng axit nhẹ, chống thấm nước và chịu áp lực rất tốt từ những vật nặng.
  2.3 Phân loại sơn Epoxy
     Trên lý thuyết, sơn Epoxy có rất nhiều loại, tùy theo từng đặc tính cơ lý nào người ta yêu cầu mà sơn Epoxy được pha trộn chế tạo để tạo ra các đặc tính vượt trội đó.
Trên thực tế thị trường hiện nay, thông dụng nhất là 3 loại sơn Epoxy:
+ Sơn Epoxy không dung môi.
+ Sơn Epoxy gốc dung môi.
+ Sơn Epoxy gốc nước.
     Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất tốt.
III Đặc tính của từng dòng sơn Epoxy.
    3.1 Sơn Epoxy gốc dung môi
Sơn Rpoxy dung môi dầu (gốc dầu) là sản phẩm thời kì đầu khi sơn Epoxy mới được biết đến tại Việt Nam. Sơn Epoxy gốc dầu thời kì năm 2000 đều phải thông qua nhập khẩu, các nhà cung cấp cũng sản xuất rất hạn chế theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
Ưu điểm của sơn Epoxy gốc dầu: Bề mặt chai cứng, chịu va đập, chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ…
Các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu:
+ Địa hình thi công bị hạn chế. Không thi công được trong môi trường có bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao.
+ Môi trường thi công, sử dụng trở nên độc hại do có chứa dầu là dung môi bay hơi.
+ Đặc biệt đối với khí hậu miền Bắc có 4 mùa khác nhau, nền nhiệt và độ ẩm trong năm thay đổi lớn. Hệ số giãn nở không phù hợp dẫn đến gây nứt, gẫy bề mặt màng sơn
   3.2 Hệ sơn Epoxy gốc nước.
Sơn Epoxy gốc nước được phát triển, ra đời sau sơn gốc dầu. Nhờ vào các cải tiến khoa học kỹ thuật hiện đại, sơn Epoxy gốc nước đạt được các tính năng tạo mặt chai cứng, chịu va đập, chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ… như sơn gốc dầu nhưng khắc phục cải tiến các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.
Sơn Epoxy gốc nước sử dụng dung môi là nước, không độc hại, thân thiện với môi trường. Đây là ưu điểm cho phép sơn Epoxy gốc nước đang dần thay thế hoàn toàn sơn gốc dầu. Sơn Epoxy gốc nước trở thành vật liệu sơn sàn chính trong các khu vực có yêu cầu vệ sinh cao như nhà máy thực phẩm, bệnh viện, bể bơi…
Những cải tiến vượt trội trong sơn Epoxy gốc nước:
+ Xảy ra phản ứng hóa học hoàn toàn trong quá trình trộn và bay hơi. Vì vậy, sơn Epoxy gốc nước ít xảy ra sự cố hơn so với gốc dầu và có thời gian sử dụng lâu dài hơn.
+ Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với khí hậu nhiệt đới 4 mùa.
+ Khả năng khô (đóng rắn) tốt trong môi trường ẩm. Sơn Epoxy gốc nước mở rộng các điều kiện, địa hình thi công hơn rất nhiều so với sơn Epoxy gốc dầu, như thành vách hầm đường bộ, các hạng mục kết cấu bê tông các công trình thủy điện.
+ An toàn cao trong thi công và thân thiện với môi trường trong sử dụng.
  3.3 Hệ Epoxy không dung môi.
Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi là sơn Epoxy tự phẳng. Dạng sơn Epoxy này không chứa hàm lượng dung môi bay hơi, hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng, vì vậy dễ dàng che lấp khuyết điểm trên mặt sàn.
Khi được sơn, sơn Epoxy tự phẳng có độ dày lớn, trung bình khoảng 3 mm trong khi đó Epoxy có dung môi gốc nước và gốc dầu có độ dày trung bình 0,1 mm. Sơn Epoxy tự phẳng có những tính năng tương đối vượt trội so với hai dòng còn lại, dòng sơn Epoxy tự phẳng ngoài những tính năng như chịu ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu... Ưu điểm của dòng sơn này là có màng sơn dày, liên kết bền vững, bề mặt sơn Epoxy tự phẳng chịu ứng lực rất tốt, có thể cho phép xe nâng dưới 16 tấn di chuyển trên bề mặt trong điều kiện tiêu chuẩn.
Hiện nay công ty TNHH Hóa chất Mega Việt Nam Chúng tôi đang cung cấp đầy đủ bộ sản phẩm nhựa Epoxy và đóng rắn Epoxy cho các ứng dụng của hệ Epoxy nói chung  và hệ sơn Epoxy nói riêng.
Về nhựa Epoxy chúng tôi đang là đại diện toàn miền Bắc Việt Nam dòng sản phẩm nhựa Epoxy của hãng JEIL Hàn Quốc. Đóng rắn cho hệ Epoxy chúng tôi cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm của hãng Epochemie Công ty về giải pháp đóng rắn epoxy hàng đầu của Singapore. Ngoài những thành phần chính nhựa và đóng rắn kể trên chúng tôi hiện còn cung cấp đầy đủ các loại phụ gia, chất độn để sản xuất các sản phẩm hệ Epoxy, cùng với đội ngũ kỹ thuật trẻ, nhiệt huyết và am hiểu kỹ thuật về hệ sơn Epoxy nói riêng cũng như các dòng sản phẩm về sơn nói chung,
Trên đây là những hiểu biết sơ bộ của chúng tôi về vật liệu Epoxy cũng như hệ sơn Epoxy, Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc khi lựa chọn nhựa, đóng rắn phù hợp cho sản phẩm mà quý mong muốn,cũng như cần các tư vấn về kỹ thuật trong quá trình sản xuất hãy liên hệ với chúng tôi. chúng tôi hy vọng sẽ sớm được hợp tác cùng các bạn để xây dựng những sản phẩm tốt nhất về hệ Epoxy.
Ban Biên tập Hóa chất Mega
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

TỔNG QUAN VỀ SƠN SÀN EPOXY TỰ SAN PHẲNG

I. Tổng quan về sơn Epoxy
 Sơn epoxy là loại sơn gồm hai thành phần là epoxy được trộn với các hạt siêu mịn, chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi… để sơn có màu sắc và sơn tốt. Còn phần kia là chất đóng rắn khi pha trộn với epoxy sẽ tạo ra lớp sơn bền vững. Sơn epoxy có đặc tính bám dính tuyệt hảo, Chống chịu tác động của hoá chất. Chịu lực va đập và chống tĩnh điện tốt, sơn epoxy có đặc điểm nhanh khô, tính bay hơi thấp. Sơn sàn bằng sơn epoxy rất dễ vệ sinh bằng nước và các dụng cụ bởi sơn epoxy khi được sơn với phần đóng rắn sẽ tạo ra lớp phủ bảo vệ bền và có độ cứng tuyệt hảo.
 Sơn epoxy hiện nay có 3 loại là sơn epoxy góc dầu, sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy không dung môi. Mỗi dòng sơn đều có một đặc điểm và cách thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế riêng. Phương pháp thi công sơn epoxy tuỳ thuộc vào dòng sơn. Củ thệ với sơn epoxy phủ sẽ chọn phương pháp thi công phun xịt và roller, còn với hệ sơn tự phẳng sẽ chọn phương pháp đỗ tự san phẳng.
II. Tổng quan về sơn sàn epoxy
 Đây là sản phẩm sơn nền cao cấp bao gồm 2 thành phần: thành phần sơn và thành phần đóng rắn không chứa hàm lượng dung môi dễ bay hơi, hoạt động trên nguyên lý tự cân bằng dòng có thể dễ dàng che lấp đi những khuyết điểm trên bề mặt sàn và hình thành một lớp sơn Epoxy dày 2 – 3 mm.
Ưu điểm của sơn sàn epoxy tự san phẳng:
  • Bảo vệ bề mặt sàn nhà xưởng: sau khi thi công sẽ hình thành một lớp sơn Epoxy dày 2 – 3 mm có thể bảo vệ lớp bê tông sàn.
  • Có khả năng chống chịu lực tốt, độ kháng mài mòn, độ bền cao: sơn Epoxy tự san phẳng cho phép xe nâng hàng chạy trên mặt sàn sau thi công.
  • Chống thấm nước, cho bề mặt liền mạch, chống thấm dầu, có khả năng chịu được môi trường hóa chất
  • Tính thẩm mỹ cao: không vét nứt, cho bề mặt liền mạch, sáng bóng gần như tuyệt đối.

Đặc biệt sơn Epoxy tự san phẳng có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm mốc, là loại sơn sàn tiêu chuẩn GMP cho những môi trường yêu cầu tính kháng khuẩn và vô trùng như: Phòng sạch, bệnh viện, nhà máy thực phẩm, nhà máy dược...
Nhưng sơn Epoxy lại có nhược điểm là giá thành cao chỉ là vấn đề cản trở khi thi công trên bề mặt có diện tích lớn.
III. Bộ nguyên liệu và công thức tham khảo cho sản xuất sơn sàn epoxy tự san phẳng
 Hiện nay công ty TNHH Hóa chất Mega là nhà cung cấp bộ nguyên liệu sản xuất sơn sàn Epoxy tự san phẳng:
  • Nhựa epoxy không dung môi: JRE 187 – Xuất xứ Hàn Quốc và các sản phẩm tương đương
  • Đóng rắn (chất cứng): Joinmine 9024 – Xuất xứ Singapor và các sản phẩm tương đương
  • Pha loãng
  • Bột độn
  • Phụ gia tự san
Nếu bạn là người có nhu cầu sản xuất sơn sàn epoxy tự san nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, chúng tôi có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp mẫu, cung cấp công thức tham khảo và hỗ trợ thử mẫu cùng bạn.
Mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm sơn sàn epoxy tự san phẳng vui lòng liên hệ:
Ms Huyền: SĐT 0963.195.903
Email: Huyen.phamthi@megavietnam.vn


Ban Biên tập Hóa chất Mega
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

TĂNG ĐỘ BỀN XÉ CỦA CAO SU LƯU HÓA

 Tính kháng xé là một trong những đặc tính quan trọng của sản phẩm cao su kỹ thuật. Việc lựa chọn cao su nền sử dụng có ảnh hưởng quyết định đến tính chất này.
Đối với các loại cao su tổng hợp như cao su isoprene (IR) và butadiene (BR), chọn loại có hàm lượng cis cao sẽ cải thiện tính kháng xé của hỗn hợp, tạo nên đặc trưng xé có nhiều mắc cản. Điều này là do sự kết tinh khi kéo căng do hàm lượng cis cao. Dùng cao su carboxylated nitrile (XNBR) với lượng zinc oxide thích hợp thay thế cho cao su nitrile truyền thống (NBR) để đạt được tính kháng xé cao hơn. Đối với cao su styrene-butadiene (SBR), lượng styrene thấp hơn sẽ cải thiện tính mỏi do uốn dẻo và tính kháng xé cho hỗn hợp. Để có tính kháng xé tốt, tránh dùng cao su silicone hoặc fluorosilicone.

Vật liệu đàn hồi polyurethane có thể tạo nên tính kháng cắt và xé vượt trội so với cao su diene truyền thống. Tính kháng xé của hệ polyurethane đổ khuôn hai thành phần có thể tăng bằng cách điều chỉnh tỷ lệ chất kết mạng. Lượng chất kết mạng [như methylene-bis-orthochloroaniline (MBCA)] dùng nhiều hơn mức tính toán lý thuyết (như 105% mức lý thuyết) có thể tăng độ bền xé. Ngoài ra, chọn polyurethane loại ester sẽ tạo nên độ bền xé cao hơn, phù hợp cho các ứng dụng khắc nghiệt.
Lựa chọn loại chất độn cũng ảnh hưởng đến độ bền xé của sản phẩm cao su. Nhìn chung, tăng diện tích và hoạt tính bề mặt chất độn sẽ làm tăng độ bền xé. Đối với than đen, giảm kích thước hạt (tăng diện tích bề mặt) để tăng tính kháng xé. Chú ý, dùng lượng chất độn than đen tới một mức tối ưu, nếu vượt qua mức này, tính kháng xé sẽ giảm. Đối với chất độn silica, xem xét sử dụng silica kết tủa để cải thiện tính kháng xé, có thể dùng organosilane xử lý silica kết tủa để cải thiện hơn nữa tính kháng xé. Khi sử dụng silica kết tủa, mức độn silica cần thiết khoảng 30 phr hoặc cao hơn. Silica có thể cải thiện tính kháng xé của cao su so với chỉ dùng một mình than đen.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại sợi gia cường cũng cải thiện độ bền xé của cao su. Nhìn chung, dùng khoảng 5 phr sợi cotton (hoặc nylon-6, polyester) sẽ tăng đáng kể độ bền xé. Xử lý sợi với polybutadiene maleat hóa (PBDMA) có khối lượng phân tử thấp,  sẽ tăng hơn nữa độ bền xé. Bên cạnh đó, xem xét dùng mức độn thấp sợi aramid ngắn để cải thiện tính kháng xé, như trong một số tài liệu dùng 3-5 phr sợi Kevlar trong hỗn hợp FKM.
Tham khảo từ tài liệu How to Improve Rubber Compounds: 1500 Experimental Ideas for Problem Solving, John S. Dick, Hanser Publications, 2004.
-st.
Mọi thông tin tư vấn vui lòng liên hệ
Mr An: 0981182036
Email: sales-5@megavietnam.vn

Ban Biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

CAO SU EPDM TÁI SINH

Tên sản phẩm: Cao su EPDM tái sinh
Xuất xứ:Trung Quốc
Bao gói:20kg/ bánh
Giới thiệu:Cao su EPDM tái sinh xuất xứ Trung Quốc
Đặc tính:- Ngoại quan: Dạng Bánh màu trắng xám mềm dẻo
- Độ bền kéo: 7.8 MPa
- Độ dãn dài: 250%
- Tỷ trọng: 1.2 g/cm3
- Độ nhớt Mooney (ML100oC @1+4): 40- 50
Ứng dụng:Thay thế cho cao su EPDM trong những ứng dụng thông thường trong hóa chất ngành cao su.
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

CAO SU KNB 35L CHỊU DẦU

Tên sản phẩm: KNB 35L-Acrylonitrile-butadien Rubber
Xuất xứ:Kumho – Hàn Quốc
Bao gói:35kg/ bánh
Giới thiệu:KNB 35L

Đặc tính:
- Hàm lượng nhóm Acrylonitril 35%
- Màu sắc: màu vàng sáng
- Tạp chất 0.5%
- Hàm lượng tro 0.8%
- Độ bền kéo 220 Kgf/cm2
- Độ dãn dài 420%
- Modun 120-180 Kgf/cm2
Ứng dụng: Hóa chất ngành cao su chịu dầu.

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn

Share:

GIẢI BÀI TOÁN CHO NGUYÊN LIỆU NGÀNH NHỰA

Mục tiêu trở thành ngành kinh tế mạnh theo qui hoạch đến 2020 và tầm nhìn 2025 đối với ngành công nghiệp nhựa đang gặp rất nhiều thách thức khi nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn phải nhập khẩu 80%.
Gần một thập kỷ vừa qua, ngành nhựa đã có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt từ 15-20%/năm. Năm 2017, doanh thu đạt khoảng 15 tỷ USD (tương đương trên 340.000 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành), xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD . Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2018, doanh thu ngành nhựa ước tính đạt khoảng trên 15 tỷ USD (tăng khoảng 16,7%% so với cùng kỳ năm 2017), xuất khẩu đạt khoảng 2,78 tỷ USD (tăng 29% so với cùng kỳ).
Nếu so sánh doanh thu hiện tại với mục tiêu quy hoạch phát triển ngành nhựa đến 2020 tầm nhìn 2025 (theo Quyết định 2992/QĐ-BTC của Bộ Công Thương ngày 17/6/2011) đề ra đạt giá trị sản xuất năm 2020 là 181.000 tỷ đồng, thì kết quả đạt được của ngành nhựa đã cao gấp gần 2 lần mục tiêu.
Mặc dù tăng trưởng cao, song theo ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, ngành nhựa vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, do phải nhập khẩu 80% nguyên liệu đầu vào. Hiện mỗi năm ngành nhựa nhập khẩu 4-5 triệu tấn nguyên liệu, tiêu tốn khoảng 6-7 tỷ USD, trong khi xuất khẩu mới đạt 2,5 tỷ USD.
80% nguyên liệu ngành nhựa hiện phải nhập khẩu
Do phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, ngành nhựa đang thâm hụt thương mại rất lớn. Điều này dễ dẫn đến rủi ro khi giá nguyên liệu thế giới cũng như tỷ giá hối đoái USD/VND biến động theo hướng bất lợi, tác động tiêu cực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cái gốc nguyên liệu đầu vào cho ngành nhựa là các sản phẩm đầu ra từ ngành công nghiệp lọc hóa dầu. Trong khi đó, lĩnh vực lọc hóa dầu tại Việt Nam phát triển còn rất non trẻ. Dù hai dự án lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã hoạt động, nếu phát huy hết công suất, Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, cũng mới chỉ cung cấp được khoảng 30% nguyên liệu PP (khoảng 700.000 tấn/năm, trong khi nhu cầu PP là trên 2 triệu tấn).
Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam có qui mô lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu tuy đã khởi công, nhưng dự kiến phải đến 2022 mới hoàn thành, khi đó cũng mới có thể cung cấp được cơ bản nguồn nguyên liệu PP, các loại khác vẫn phải nhập khẩu.
Ngoài các dự án lọc hóa dầu, quy hoạch ngành nhựa đã đề ra giai đoạn 2016-2020 đầu tư xây dựng hàng chục dự án sản xuất nguyên liệu polyvinyl Clorua E (PVC - E), PE, PS, Polyeste, Melamine, PTA, PolyStyren… cho ngành nhựa, nhưng cho đến nay hầu hết chưa hề khởi động.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng, để ngành nhựa sớm chủ động được nguồn nguyên liệu, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lọc hóa dầu, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng, đủ sức hấp dẫn huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tập trung đầu tư các dự án sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia… cho ngành nhựa ở trong nước.
Ngoài ra, phát triển lĩnh vực tái chế phế liệu cũng là một hướng đi góp phần giải quyết nguyên liệu đầu vào với giá rẻ, đặc biệt khi Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là đứng thứ 5 thế giới về rác thải nhựa. Trong quy hoạch ngành nhựa đến 2020 tầm nhìn 2025 đã có định hướng này, nhưng đến nay chưa thực hiện được gì.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích mang tính lâu dài, nhiều doanh nghiệp nhựa sẽ bỏ vốn đầu tư công nghệ hiện đại ưu tiên tái chế phế liệu trong nước trước, sau đó mới nhập khẩu.
Ban Biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng

Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

CAO SU TỔNG HỢP SBR 1502

Tên sản phẩm: Cao su tổng hợp SBR 1502
Xuất xứ:Hàn Quốc
Bao gói:35kg/ bánh
Giới thiệu:Cao su tổng hợp SBR 1502 của Kumho Hàn Quốc

Đặc tính:Có màu nâu nhạt, độ bền kéo cao, khả năng chống chịu mài mòn, tính dẻo
và tính phục hồi tốt, không phai màu, gia công dễ hơn cao su tự nhiên,
 dễ lưu hóa và các đặc tính cháy ổn định.
Ứng dụng:Sử dụng làm lốp, giày dép, các vật liệu cơ khí màu sang hay màu tối và
 các chi tiết khác mà tính chất vật lý tốt, sự phai màu nhỏ
và nhuộm màu đạt yêu cầu.
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

CAO SU TỔNG HỢP SBR 1712

Tên sản phẩm:
Cao su tổng hợp SBR 1712
Xuất xứ:
Kumho Hàn Quốc
Bao gói:
35 kg/bánh
Giới thiệu:
Là cao su tổng hợp styrene butadiene rubber


Đặc tính:
Bound styrene (%):  22.5-24.5
Oil content (%):  25.8-28.8
Volatile matter content (%):  Max 0.5
Ash content (%):  Max 0.8
Organic acid (%):  3.9-5.7
Tensile strength (kg/cm2):  215
Elongation (%):  500
300% modulus (kg/cm2):  95
Ứng dụng:Cao su tổng hợp 1712 được sử dụng làm lốp xe, hàng cao su kỹ thuật chất lượng cao,
 sản phẩm cao su đúc và ép đùn.
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

CAO SU TỔNG HỢP BR01

Tên sản phẩm:
Cao su tổng hợp BR01
Xuất xứ:
Kumho Hàn Quốc
Bao gói:
35 kg/Bánh
Giới thiệu:
Cao su tổng hợp KBR01 của Kumho Hàn Quốc
Đặc tính:
ML1+4@100℃:  45
Cis content (%): >96
Volatile matter content (%): Max 0.5
Ash content (%): Max 0.2
Compound ML1+4@100℃: 55
Tensile strength (kg/cm2): 198
Elongation (%): 540
300% modulus (kg/cm2): 91
Ứng dụng:
- Cao su tổng hợp BR sử dụng cho sản xuất vỏ (lốp) xe ô tô,xe gắn máy,
băng tải và đế giày dép làm tăng tuổi thọ của sản phẩm nhờ đặc tính
chịu mài mòn rất cao so với các loại cao su thông dụng khác, cho hóa chất ngành cao su
- Cao su BR do nhiều hãng sản xuất  mã số khác nhau ,nhưng các tính năng cơ bản
thì gần giống nhau .Trên thị trường Việt Nam co các loại như sau: BR 01 của Kumho,
 LG(Hàn Quốc ),BSTE (Thái Lan), BR 1220 của Nipol (Nhật Bản ),
BR 150 Taipol (Đài Loan), BR 130,BR 230 UBEPOL (cty Mỹ sản xuất tại Brasil).
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TRƯỚC LỆNH CẤM NHẬP PHẾ LIỆU NHỰA TRUNG QUỐC

Kể từ ngày 1/1/2018, Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa, đồng nghĩa với việc quốc gia này phải nhập khẩu hạt nhựa nguyên liệu để sản xuất trong nước. Đây là cơ hội cho ngành nhựa Việt Nam.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất nhựa lớn nhất thế giới (xét cả nguyên liệu nhựa và sản phẩm nhựa). Tốc độ luôn giữ được nhịp tăng, bởi nhu cầu tăng cao của những nhà sản xuất ô tô, điện thoại di động và bao bì thực phẩm, những ngành có mức tiêu thụ sản phẩm nhựa cao. Trong khi đó, Trung Quốc tuy là quốc gia sản xuất nguyên liệu lớn nhất thế giới, nhưng chỉ đứng thứ 9 về xuất khẩu loại nguyên liệu này do nhu cầu tiêu thụ trong nước của Trung Quốc là rất lớn.
Mặc dù đứng đầu về sản lượng sản xuất nhưng Trung Quốc cũng đứng đầu về nhập khẩu nguyên liệu nhựa trong những năm qua. Số liệu thống kê từ Untrade cho thấy, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nhựa, chiếm 20% tổng lượng nhập khẩu nguyên liệu toàn cầu, chủ yếu từ những thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Saudi Arabia, Nhật Bản (những khu vực sản xuất nguyên liệu nhựa lớn toàn cầu và Đông Bắc Á). Nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước chủ yếu của Trung Quốc là PVC (phục vụ cho công nghiệp xây dựng) trong khi PE, PP, PS chủ yếu phải nhập khẩu.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực nhóm hàng nguyên liệu nhựa. Theo số liệu thống kê mới đây của TCHQ, năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu 476,5 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, trong đó Trung Quốc chiếm 50% tỷ trọng đạt 236,9 nghìn tấn và 179,5 triệu USD, tăng 99,87% về lượng và 76,09% về kim ngạch so với năm 2016. Giá xuất bình quân đạt 757,62 USD/tấn.
Việc không nhập khẩu phế liệu nhựa của Trung Quốc sẽ khiến nước này phải nhập khẩu hạt nhựa nguyên liệu để sản xuất nhựa.
 Theo thống kê, mỗi năm Trung Quốc nhập khoảng 7,3 triệu tấn hạt nhựa, trị giá hàng tỷ USD. Điều này mở ra một thị trường rất lớn để xuất khẩu vào Trung Quốc. Đây cũng là thời điểm để các doanh nghiệp nhựa tái sinh Việt Nam mở rộng năng lực sản xuất. Ngoài ra, khi các nước Châu Âu bị chặn nguồn bán phế liệu vào Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam lại càng có thêm cơ hội để hợp tác với những doanh nghiệp từ châu Âu.
Mặc dù đây là một cơ hội lớn, nhưng thách thức cũng không nhỏ bởi nguy cơ dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá hạt nhựa giữa các doanh nghiệp trong nước là điều rất dễ xảy ra.
Tỉ trọng thị trường xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt nam năm 2017
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang tập trung thu gom và đầu tư hết nguồn vốn để tăng năng lực sản xuất, điều này cũng có thể dẫn đến phá sản nếu Trung Quốc ngừng mua hàng. Một nguy cơ nữa cũng phải kể đến đó là việc ô nhiễm môi trường nếu mất kiểm soát.
Để tránh quá phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm đến các thị trường ngách tiềm năng. Trong năm 2017, ngoài những thị trường xuất khẩu chủ lực, Việt Nam tăng xuất khẩu sang các thị trường như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản với lượng xuất tăng mạnh gấp hơn 2,2 lần mỗi thị trường so với 2016, mặc dù chỉ đạt tương ứng 8,9 nghìn tấn và 12 nghìn tấn. Ngoài ra, năm 2017 có thêm thị trường mới đó là Italy và Bồ Đào Nha với lượng xuất đạt 1,3 nghìn tấn và 36 tấn.
Mặc dù xuất khẩu nguyên liệu nhựa, nhưng Việt Nam cũng chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu. Năng lực sản xuất ngành nhựa lên tới 10 tỷ USD, nhưng chỉ xuất khẩu được 3 tỷ USD mỗi năm và lại nhập khẩu đến 6-7 tỷ USD, đó là chênh lệch rất lớn. Phế liệu chính là sự sáng tạo cần thiết trong việc tìm kiếm nguyên liệu nhằm giảm thiểu việc nhập khẩu nhựa. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn kỹ lưỡng nguồn phế liệu, phải chọn những loại phế liệu sạch và nhanh chóng hoàn thiện các mô hình tái chế phế liệu hiện đại để chủ động trong công tác sản xuất, kinh doanh.
Để làm được điều này, một doanh nghiệp nhựa lớn tại Việt Nam đã kêu gọi các doanh nghiệp nhựa khác tham gia vào sàn giao dịch nhựa, chợ buôn bán nhựa và khu công nghiệp sản xuất nhựa công nghệ cao do doanh nghiệp này tổ chức. Sàn giao dịch sẽ đi vào hoạt động từ tháng 2/2018 sau khi doanh nghiệp này đàm phán với Hiệp hội nhựa Trung Quốc ngày 19/1. Riêng khu công nghiệp sản xuất nhựa công nghệ cao thì đang được xây dựng với quy mô 181 ha ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trước đề xuất này, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam rất ủng hộ việc phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp.
Cung cầu nguyên liệu nhựa trên toàn cầu từ 2016-2020 vẫn được ICIS dự báo tích cực. Tỷ lệ tăng tiêu thụ polymer hàng năm đạt 3,5-4,0% tới năm 2030.
Nguyên liệu PVC được dự báo sẽ tăng ổn định trong ngắn hạn, được thúc đẩy từ nhu cầu xây dựng tại những khu vực đang phát triển và sự phục hồi của những thị trường bão hòa, đặc biệt là Mỹ. Sự tăng ổn định của thị trường nhà ở tại những quốc gia đang phát triển cũng giúp duy trì tỷ lệ tăng 3% đối với EPS (nhu cầu sử dụng tấm lợp trần và tấm cách nhiệt).
Nhu cầu tiêu thụ tại châu Á được dự báo vẫn duy trì ở mức tăng mạnh do động lực tăng từ Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN.
Ban Biên tập Hóa chất Mega
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098



Share:

CAO SU TỰ NHIÊN SVR 3L

Tên sản phẩm:
Xuất xứ:
Bao gói:
Giới thiệu:
Cao su tự nhiên SVR 3L
Việt Nam
33.33kg/ bánh
Là cao su sản xuất từ mủ nước cây cao su

Đặc tính:
- Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45µm, % m/m: ≤ 0,03
- Hàm lượng tro, % m/m: ≤ 0,50
- Hàm lượng nitơ, % m/m: ≤ 0,60
- Hàm lượng chất bay hơi, % m/m: ≤  0,80
- Độ dẻo đầu ( Po ): ≥35
- Chỉ số duy trì độ dẻo ( PRI ): ≥  60
- Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn: ≤  6
Ứng dụng:Ứng dụng cho những sản phẩm đòi hỏi tính đàn hồi cao, chịu mài mòn cao,
 độ bền cao như lốp xe ô tô ,dây đai , cáp dây điện, ...
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

SILICA TOKUSIL 255G CHO SƠN VÀ CAO SU

Tên sản phẩm: Bột độn silica Tokusil 255G
Xuất xứ:Thái Lan
Bao gói:25kg/bao
Giới thiệu:Bột độn silica Tokusil 255G

Đặc tính:- Là silica tổng hợp, có dạng hạt trắng.
- SiO2: 93% Min, Al2O3 + Fe2O3: 1.0% max
- Độ ẩm: 8.0% max
Ứng dụng:- Trong hóa chất ngành cao su.
- Trong keo dán.
- Trong hóa chất ngành sơn.
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

THAN ĐEN N330 CHO CAO SU


Tên sản phẩm: Bột màu Carbon black N330
Xuất xứ:Korea/ China
Bao gói:20 kg, 25kg/bao
Giới thiệu:Bột màu Carbon black N330

Đặc tính:- Có dạng hạt, bột màu đen.
- Tỷ trọng (20oC): 1.7-1.9 g/cm3
- Không tan trong nước.
- Điểm sôi: 35000C (6332oF) 
- Lưu trữ ở nơi khô ráo tránh xa các nguồn bắt chaý và các chất oxi hóa mạnh.
Ứng dụng:Trong sản phẩm cao su công nghiệp như lốp vỏ xe, có thể sử dụng làm chất gia cường trong các sản phẩm hóa chất ngành cao su.
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN THƯỜNG DÙNG TRONG SẢN XUẤT TRONG HÓA CHẤT NGÀNH CAO SU

Chất xúc tiến là chất hữu cơ có tác dụng tăng tốc độ lưu hóa cao su và được sử dụng với một lượng nhỏ.
Thiazole là chất xúc tiến được sử dụng nhiều nhất. Chất xúc tiến quan trọng nhất của nhóm này là MBT(xúc tiến M), xuất hiện vào năm 1930 và có tác động lớn lên ngành công nghiệp cao su. Các chất khác trong nhóm thiazole như MBTS(xúc tiến DM), và muối kẽm, zinc-2-mercaptobenzothiazole (ZMBT), thường được sử dụng trong công nghiệp latex cao su thiên nhiên. MBT có tốc độ lưu hóa trung bình, dùng cho cao su có mô-đun tương đối thấp, trong cả NR và vật liệu đàn hồi tổng hợp. Nó có khuynh hướng lưu hóa sớm trong gia công và tồn trữ hỗn hợp, đặc biệt là NR. An toàn lưu hóa sớm có thể tăng lên bằng cách thay thế một phần MBT với MBTS, do MBTS ít có khuynh hướng lưu hóa sớm. Thường sử dụng chất trợ xúc tiến, ví dụ với guanidine, thiuram disulphide hoặc dithiocarbamate để tăng vận tốc kết mạng, nhưng phải đổi lại sự an toàn lưu hóa sớm.
Guanidine, chất xúc tiến guanidine, hai loại chính là DPG(xúc tiến D) và di-o-tolyl guanidine (DOTG). Guanidine tạo nên vận tốc lưu hóa chậm nên hiếm khi được sử dụng như chất xúc tiến chính, chúng chỉ phù hợp kết mạng các chi tiết có mặt cắt ngang lớn, nhưng là chất xúc tiến tương đối an toàn về mặt gia công. Ứng dụng chính của chúng là chất trợ xúc tiến trong các hỗn hợp NR hoặc SBR được xúc tiến bằng thiazole hoặc suphenamide. Trong các hỗn hợp chứa silica, DPG được sử dụng như chất hoạt hóa kết mạng, hấp phụ ưu tiên lên bề mặt silica có tính axit, vì vậy tránh sự mất hoạt tính của hệ kết mạng. Ngoài ra, DPG hỗ trợ cho sự tương thích của hỗn hợp silica/vật liệu đàn hồi, vì vậy cải thiện sự phân tán và tình trạng gia công.


Thiurams Các chất xúc tiến chính của loại này là tetramethyl thiuram disulphide (TMTD), tetraethyl thiuram disulphide (TETD) và tetramethyl thiuram monosulphide (TMTM). Trong đó, TMTD là chất được sử dụng rộng rãi nhất. Loại này tạo nên vận tốc lưu hóa nhanh. Các disulphide cũng có thể hoạt động như chất cho lưu huỳnh, được sử dụng trong các hệ kết mạng chứa ít hoặc không chứa lưu huỳnh. Các monosulphide không thể hoạt động trong vai trò này nhưng có ưu điểm là tăng sự an toàn gia công.

Dithiocarbamates Thành phần hóa học là muối kim loại hoặc amine của dithiocarbamic acid. Loại này là các chất xúc tiến cực mạnh, tạo nên vận tốc kết mạng nhanh. Các chất phổ biến của loại này là zinc dimethyl dithiocarbamate (ZDMC) và zinc diethyl dithiocarbamate (ZDEC). Dithiocarbamates là các chất xúc tiến có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp khoảng 100 oC. Dithiocarbamates có thể dùng kết hợp với thiazoles hoặc sulphenamides trong sản xuất tấm EPDM.
Dithiophosphates Cấu trúc của chúng tương tự cấu trúc của dithiocarbamates, trong đó nguyên tử N được thay thế bằng nguyên tử P. Chất được sử dụng rộng rãi nhất là zinc dibutyl dithiophosphate (ZBPD). Chúng được sử dụng chủ yếu trong hệ lưu hóa cho EPDM, khi kết hợp với thiazoles, có thể đạt được sự an toàn gia công tốt và vận tốc kết mạng tương đối cao. Việc thay thế một phần lưu huỳnh trong hệ lưu hóa truyền thống cải thiện tính kháng lão hóa và sự đảo ngược trong khi duy trì tốt tính chất cơ học. Dithiophosphates có thể được sử dụng ở mức tương đối cao, lên tới 2 phr, mà không có tác động bất lợi từ quá trình di trú ra bề mặt.
Tham khảo từ tài liệu Rubber Technologist’s Handbook, Sadhan K. De và Jim R. White, Smithers Rapra Technology, 2001.
Cần thêm thông tin tư vấn về cách sử dụng chất xúc tiến lưu hóa trong cao su vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
Mr Huyên: 0971 424 974               Email: huyen.hoangcao@megavietnam.vn
Mr An: 0981 182 036                     Email: an.phamvan@megavietnam.vn
Ban Biên tập Hóa chất Mega
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng

Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

PHỤ GIA ANTIMONY TRIOXIDE 99,5%

Tên sản phẩm: ANTIMONY TRIOXIDE (GOYENCHEM-SB)
Xuất xứ:Đài Loan.
Bao gói:25kg/bao.
Giới thiệu:ANTIMONY TRIOXIDE (GOYENCHEM-SB)

Đặc tính:- Thành phần chính Sb2O3 (Min 99.5%).
- Dùng làm phụ gia chống cháy tốt, tăng khả năng chống cháy và tăng tính va đập cho sản phẩm.
- Dạng bột mịn màu trắng, kích thước hạt ~ 1.8µm. Nhiệt độ chảy ~ 656oC, nhiệt độ sôi 1425 oC, tỷ trọng 5.4 g/cm3.
- Có khả năng bền nhiệt tốt, ít bị biến đổi bởi môi trường.
- Không chứa thành phần Halogen, khi cháy sẽ cho số lượng khói ít và ít độc hại
Ứng dụng:Làm phụ gia chống cháy cho:
- Các ngành sản xuất nhựa (PVC, PP, PE, CCL- nhựa epoxy kết hợp polymide).
- Ngành sản xuất sơn chống cháy (PU, epoxy).
- Hóa chất ngành cao su kỹ thuật chống cháy.
- Khác: Vật liệu đàn hồi, kính thủy tinh quang học, bóng đèn, gốm sứ….
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
Share:

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.