Giá cao su thiên nhiên tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 40 năm nay

Giá cao su thiên nhiên tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 40 năm nay

Vừa qua, thị trường cao su xác lập một kỷ lục mới: Giá cao su thiên nhiên tăng đạt mức cao nhất trong vòng hơn 40 năm qua. 

Chỉ trong vòng 9 phiên (16-28/10), giá cao su tại Osaka đã tăng gần 40%. Còn tính từ đầu tháng 10/2020, giá đã tăng 49,7%, là tháng tăng mạnh nhất trong vòng mấy chục năm nay (ít nhất là từ 1975). Giá cao su tại Singapore cũng đang tiến tới kết thúc một tháng tăng mạnh nhất kể từ 1997, trong khi tại Thượng Hải tăng nhiều nhất kể từ 2004, phiên 28/10 kết thúc ở mức 16.535 CNY/tấn.

Tình hình lũ lụt ở nhiều nơi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cao su. Trong đó có các nước sản xuất cao su chủ chốt như: Việt Nam và Trung Quốc.

Ảnh: Thiệt hại vườn cao su do thiên tai

Dự báo, trong khoảng đến năm 2021, nền kinh tế Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ cao su lớn hàng đầu thế giới sẽ được cải thiện. Từ đó, kéo theo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tăng cao. Điều này, kéo nguồn cung tăng cao, trong khi nguồn cung có thể tiếp tục bị gián đoạn do thời tiết. 

Bên cạnh đó, nhu cầu đối với cao su cũng sẽ tăng khi các hãng ô tô đẩy tăng sản lượng. Tiêu thụ ô tô ở Trung Quốc đã tăng 13% trong tháng 9/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng Nissan Motor Co. có kế hoạch thúc đẩy tăng sản lượng ở Trung Quốc thêm khoảng 30% vào năm 2021. Tờ báo Yomiuri cho rằng: Trung Quốc đang dần trở thành điểm sáng của ngành ô tô, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu ở Mỹ và Châu Âu. Các hãng xe hơi Nhật đang tận dụng cơ hội này ở thị trường Trung Quốc.

Trên thực tế, đà hồi phục kinh tế của Trung Quốc đang có rất nhiều dấu hiệu tích cực từ sau đại dịch Covid-19, trong quý III/2020, và trong tháng 9/2020. Trung Quốc được đánh giá là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tránh được suy thoái trong năm nay. Nước này vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh và trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Kết quả đưa ra ngày 27/10 của của Reuters chỉ ra, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý IV/2020 sẽ đạt 5,8% (so với cùng quý năm ngoái), mạnh hơn mức 4,9% của quý III/2020, và cả năm 2020 sẽ đạt 2,1%, sau đó tăng tốc lên 8,4% trong năm 2021, khi kinh tế toàn cầu đều hồi phục.

Ảnh: Minh họa 

>> Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong quá trình thi công sản phẩm <<

Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX (diễn ra trong các ngày 26-29/10/2020), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc có thể áp dụng mô hình phát triển mới, huy động cả nguồn lực kinh tế quốc gia và động lực kinh tế quốc tế thay chỉ tập trung vào các thị trường nước ngoài như trước. Mục tiêu của nước này trong 15 năm tới sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ và các ngành chiến lược khác.

Do những ảnh hưởng nghiêm trọng từ thời tiết, bao gồm: trận bão lớn ở Hải Nam, hạn hán ở Vân Nam đã làm sản lượng nguồn cung ở Trung Quốc giảm 30 % trong năm 2020 (so với năm trước ). 

Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) nhận định, sản xuất cao su thiên nhiên năm nay gặp khó khăn do dịch bệnh làm khan hiếm nhân lực lao động và gây khó khăn cho việc vận chuyển, khiến sản lượng cao su thiên nhiên thế giới giảm 8,7% trong 8 tháng đầu năm 2020, xuống 7,778 triệu tấn, và dự báo sẽ giảm tiếp 3% trong 4 tháng còn lại của năm 2020. 

ANRPC dự báo sản lượng cả năm 2020 sẽ giảm 6,8% so với năm 2019, xuống 12,901 triệu tấn, chủ yếu do sự sụt giảm ở Thái Lan và Ấn Độ, trong đó riêng của Thái Lan sẽ giảm 332.000 tấn, xuống 4,478 triệu tấn. Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAoT - The Rubber Authority of Thailand) dự báo sản lượng cao su nước này năm nay cũng sẽ giảm khoảng 10% so với bình thường do khu vực miền nam nước này bị mưa triền miên.

Dự báo

Trong 9 phiên liên tiếp gần đây, giá cao su liên tiếp tăng, dự báo trong vài ngày tới có thể có sự thay đổi nhẹ. Tuy nhiên, triển vọng giá vẫn khả quan do ngành ô tô thế giới hồi phục và kinh tế Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt.

Trong báo cáo mới nhất vừa công bố giữa tháng 10, ANRPC đã nâng dự báo tiêu thụ cao su toàn cầu năm 2020 thêm 67.000 tấn lên 12,611 triệu tấn, mặc dù con số đó vẫn thấp hơn 8,4% so với năm 2019. Lý do điều chỉnh tăng bởi nhận định lạc quan hơn về thị trường Trung Quốc sau những số liệu kinh tế mới công bố gần đây.

Dự báo Trung Quốc sẽ tiêu thụ 1,38 triệu tấn cao su trong quý IV/2020, gần sát mức 1,40 tấn của cùng kỳ năm trước; và tổng khối lượng cao su nhập khẩu vào nước này trong năm 2020 sẽ tăng 1,6% so với năm 2019; tiêu thụ ở Ấn Độ cũng sẽ tăng theo đà hồi phục kinh tế sau giai đoạn phong tỏa.

RAoT dự báo giá cao su sẽ còn tăng tiếp. RAoT dự báo giá cao su RSS3, ngày 27/10 ở mức 77,72 baht/kg - cao nhất trong vòng hơn 3 năm, sẽ tiếp tục tăng, sớm vượt 80 baht/kg để sau đó đạt 90-100 baht/kg.

Nhu cầu cao su ở Trung Quốc đã tăng nhanh sau khi các chính quyền địa phương bắt đầu kích thích sử dụng xe ô tô nhỏ, từ đó thúc đẩy các hãng sản xuất lốp xe tăng sản lượng gấp 3 lần.

RAoT dự báo xuất khẩu cao su Thái Lan năm nay vẫn tương đương mức 4,1 triệu tấn của năm ngoái, trong khi kim ngạch sẽ tăng khoảng 30% so với 187,12 tỷ baht của năm ngoái.

---- Nguồn: Theo Tri thức trẻ ----

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng

Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn

Share:

Sức phục hồi của thị trường cao su thế giới bị chậm lại.

SỨC PHỤC HỒI CỦA CỦA THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI BỊ CHẬM LẠI. 

Số liệu đưa ra trong báo cáo mới nhất (hồi tháng 9/ 2020) từ Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) chỉ ra rằng sản lượng cao su thiên nhiên (NR) trên thế giới vào 8 tháng đầu năm 2020 đã giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 7,778 triệu tấn và dự báo sẽ giảm tiếp 3,8% trong 4 tháng còn lại của năm 2020.


ANRPC dự báo sản lượng trong toàn năm 2020 sẽ giảm 6,8% so với năm 2019, xuống 12,901 triệu tấn, chủ yếu do sự sụt giảm ở Thái Lan và Ấn Độ. Theo đó, triển vọng sản lượng cao su tự nhiên thế giới trong cả năm 2020 thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so với dự báo một tháng trước đó là có thể giảm 4,9% trong năm 2020 xuống còn 13,149 triệu tấn. Sản lượng của Thái Lan dự báo sẽ giảm 332.000 tấn, xuống 4,478 triệu tấn.

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất trên thị trường hiện nay <<

Ảnh: Minh họa

Báo cáo này đã chỉ ra rằng, mức tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới trong 8 tháng đầu năm 2020 đã giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 8,151 triệu tấn.

Trong bối cảnh phục hồi các hoạt động kinh tế giữa các nước và dự kiến phục hồi kinh tế nhanh hơn ở Trung Quốc, tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tốt hơn trong 4 tháng còn lại của năm 2020, khi chỉ giảm 1,8% so với cùng kỳ.

ANRPC cho rằng triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên thế giới trong cả năm 2020 sẽ tăng nhẹ lên 12,611 triệu tấn, mặc dù vẫn giảm 8,4% so với năm trước và cao hơn so với triển vọng đưa ra một tháng trước đó là 12,544 triệu tấn.

Tóm lại, báo cáo cho thấy giá NR tiếp tục được cải thiện trong tháng 9/2020, ở các mức độ khác nhau và trên các thị trường thực tế khác nhau.

So với giá trung bình trong tháng 8/2020, giá cao su trung bình trong tháng 9/2020 đã tăng 5,9% đối với loại STR20 tại FOB Bangkok; 4,7% đối với loại SMR20 tại FOB Kuala Lumpur; 3,5% đối với loại RSS4 tại thị trường nội địa Kottayam ở Ấn Độ; 4,6% đối với mủ cao su 60% (bulk) tại chợ địa phương Kuala Lumpur.

Trên đây là những thông tin cập nhật về tình hình phát triển của thị trường cao su trong 9 tháng đầu 2020. 

>> Cập nhật thêm các tin tức thị trường khác chúng tôi cập nhật được <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn

Share:

Nhu cầu tiêu thụ bông và cao su phục hồi sau 2 năm ??

Nhu cầu tiêu thụ bông và cao su phục hồi sau 2 năm ??

The một số chuyên gia chỉ ra rằng nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghiệp có thể được phục hồi trong khoảng cuối năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng từ từ cho đến khi nền kinh tế trở lại bình thường. 

Do ảnh hưởng của Covid 19, mức cầu toàn cầu giảm, nguồn cung tạm ngừng và logistic trì trệ khiến ngành công nghiệp bông và cao su khó có thể phục hồi hoàn toàn cho đến cuối năm 2022.

Công ty Olam có trụ sở tại Singapore chuyên xử lý các sản phẩm nông nghiệp trong đó có các nguyên liệu sản xuất bông và cao su. Chuỗi cung ứng trải dài hơn 60 quốc gia, từ châu Á đến châu Âu và châu Phi.

Ảnh: Minh họa

Người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tập đoàn Olam cho biết đại dịch Covid  là "cuộc khủng hoảng quan lớn mà chúng tôi phải đối mặt". Còn rất nhiều "sự không chắc chắn" liên quan đến một làn sóng khủng hoảng khác có thể ập đến với mức độ lớn hơn.

“Tôi cho rằng sự phục hồi sẽ mang tính chắp vá, không chắc chắn, không đồng đều và kéo dài hơn. Vì vậy, quan điểm của tôi là sẽ mất ít nhất đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 để quay trở lại mức tăng trưởng GDP như chúng ta đã có vào năm 2019."

Ông Verghese đã cho rằng "nhu cầu sẽ tăng từ từ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn và trở lại hoạt động bình thường."  Vào khoảng cuối năm 2022 có thể nhu cầu sản phẩm công nghiệp sẽ phục hồi.

Đối với các sản phẩm thực phẩm như ca cao bắt đầu tăng vào tháng 6 và tháng 7, và nó đang trở lại “mức trước đại dịch”.

Lệnh phong toả và các biện pháp hạn chế khác được sử dụng để ngăn chặn hoặc làm chậm sự lây lan của virus COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng Verghese nhấn mạnh rằng thời kỳ tồi tệ nhất dường như đã qua.

Khi các quốc gia bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong toả, "điều tồi tệ nhất của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang tiềm ẩn sau chúng ta", ông cho biết.

Ngoài một số quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ và Brazil, vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức thì "60 quốc gia còn lại mà chúng tôi đang có chi nhánh ở đó ," mọi thứ đang bắt đầu được hồi phục và cải thiện.

Ảnh: Minh họa

Khi chuỗi cung ứng phục hồi, một mối quan tâm đối với các công ty toàn cầu là căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trong một cuộc chiến thương mại, trong đó các công ty công nghệ Trung Quốc ngày càng trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Mỹ và Trung Quốc đã và đang đưa ra những động thái trả đũa.

Verghese nhấn mạnh rằng công ty của ông sẽ giữ thái độ trung lập đối với các cường quốc. "Chúng tôi không thể chọn bên. Chúng tôi chắc chắn sẽ giữ thái độ trung lập."

Về mặt dài hạn, Verghese cho hay Mỹ không thể làm gì nếu không có Trung Quốc và ngược lại. "Hiện tại, đây là một cuộc khủng hoảng thực sự và sẽ là một cuộc đấu tranh kéo dài, nhưng tôi nghĩ họ sẽ tìm thấy một điểm cân bằng mới bởi vì không ai sẽ thắng trong cuộc chiến này."

--- Nguồn: Theo Kinh tế & Tiêu dùng ---

>> Xem các loại hóa chất công nghiệp tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ
 Ban biên tập Hoá chất Mega Việt Nam:
🏭 Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng - Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
☎️ Tel: (+84) 24 375 89089;
☎️Fax: (+84) 24 375 89098
🌎 Email: contact@megavietnam.vn;
🌍 Website: http://megavietnam.vn


Share:

Xuất khẩu cao su đạt hơn 855 triệu USD trong 7 tháng đầu năm

Xuất khẩu cao su đạt hơn 855 triệu USD trong 7 tháng đầu năm.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su được ước đạt 661,9 nghìn tấn, trị giá 855,4 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 7/2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước tính đạt 180 nghìn tấn, trị giá 217 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với tháng 6/2020, tăng 7,9% về lượng, nhưng giảm 6,9% về trị giá so với tháng 7/2019. Giá xuất khẩu bình quân giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 1.206 USD/tấn.

>>Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật phù hợp với sản phẩm <<

Ảnh: Minh họa

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 661,9 nghìn tấn, trị giá 855,4 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu bình quân giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 1.292 USD/tấn.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp và mủ Latex tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu nhiều chủng loại cao su khác vẫn giảm.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp (hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp) chiếm 61,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 296,21 nghìn tấn, trị giá 386,31 triệu USD, tăng 3,5% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, 97,8% lượng cao su hỗn hợp được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su giảm so với cùng kỳ năm 2019, trong khi giá xuất khẩu cao su SVR 3L, RSS3, SVR CV60, SVR CV50, cao su tái sinh, cao su hỗn hợp, SVR CV40 tăng.

Trong tháng 7/2020, giá cao su trên thị trường châu Á tăng nhờ thông tin tích cực từ quá trình thử nghiệm vacxin ngừa virus corona và kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế của EU. Tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang và làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại tại một số quốc gia.

-- Nguồn: Nhịp sống kinh tế --

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng

Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn; Website: megavietnam.vn


 

Share:

Giá trị xuất khẩu cao su đạt 855 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2020.

Giá trị xuất khẩu cao su đạt 855 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2020.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 661,9 nghìn tấn, trị giá 855,4 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Ảnh: minh họa

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 7/2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 180 nghìn tấn, trị giá 217 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với tháng 6/2020, tăng 7,9% về lượng, nhưng giảm 6,9% về trị giá so với tháng 7/2019. Giá xuất khẩu bình quân giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 1.206 USD/tấn.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 661,9 nghìn tấn, trị giá 855,4 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu bình quân giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 1.292 USD/tấn.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp (hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp - mã HS 400280) và mủ Latex tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu nhiều chủng loại cao su khác vẫn giảm.

>> Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong quá trình thi công sản phẩm <<

Ảnh: minh họa

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp (hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp - mã HS 400280) chiếm 61,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 296,21 nghìn tấn, trị giá 386,31 triệu USD, tăng 3,5% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, 97,8% lượng cao su hỗn hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su giảm so với cùng kỳ năm 2019, trong khi giá xuất khẩu cao su SVR 3L, RSS3, SVR CV60, SVR CV50, cao su tái sinh, cao su hỗn hợp, SVR CV40 tăng.

Trong tháng 7/2020, giá cao su trên thị trường châu Á tăng nhờ thông tin tích cực từ quá trình thử nghiệm vacxin ngừa virus corona và kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế của EU. Tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang và làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại tại một số quốc gia.

---- Nguồn: Công thương -----


>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất hiện nay trên thị trường <<


Ban Biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng

Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn; Website: 


Share:

Hàn Quốc cùng nước đi giảm nhập khẩu cao su từ các thị trường chính

Hàn Quốc cùng nước đi giảm nhập khẩu cao su từ các thị trường chính

Báo cáo thị trường nông, lâm, thủy sản của Bộ Công Thương cho biết theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 5 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc nhập khẩu 180,64 nghìn tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 332,47 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Trong đó, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là 3 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hàn Quốc.

>> Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật phù hợp với sản phẩm <<

Ảnh: Minh họa

Trong 5 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc giảm nhập khẩu cao su từ các thị trường chủ chốt như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore…; Trong khi, tăng nhập khẩu cao su từ một số thị trường như: Đức, Cộng hòa Séc, Myanmar…

Trong đó, riêng thị trường Việt Nam, Hàn Quốc nhập khẩu 12.890 tấn cao su, trị giá 20,16 triệu USD, giảm 17,7% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với cùng kì năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 7,1%, giảm so với mức 7,7% của 5 tháng đầu năm 2019.

Thị trường cung cấp cao su cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020. Nguồn: Bộ Công Thương/Tổng cục hải quan.

Cũng trong thời gian này, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Hàn Quốc đạt 109.270 tấn, trị giá 159,72 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Malaysia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm nay. 

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tự nhiên cho Hàn Quốc có sự thay đổi khi thị phần cao su của Việt Nam, Malaysia giảm, trong khi thị phần của Indonesia, Thái Lan, Myanmar tăng. 

Về cao su tổng hợp, trong 5 tháng đầu năm, Hàn Quốc nhập khẩu 63.090 tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 155,51 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm gần 20% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ và Singapore là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020. 

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020 cũng có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản, Singapore, Mỹ trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm mạnh; tuy nhiên thị phần của Đức, Trung Quốc lại tăng mạnh.

Trong khi đó, cao su tổng hợp Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc mới chỉ chiếm một lượng nhỏ.

>>Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất trên thị trường hiện nay<<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 

Ban Biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng

Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn; Website: 


Share:

Xuất khẩu cao su tháng 6 tăng mạnh.

Xuất khẩu cao su tháng 6 tăng mạnh.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2020 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 130 triệu USD, tăng 46,9% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 5/2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 6/2020, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước vẫn ở mức thấp, giá có xu hướng giảm.
Ảnh: minh họa 
>> Liên hệ nhận tư vấn giải pháp kỹ thuật cho quá trình thi công sản phẩm <<

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2020 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 130 triệu USD, tăng 46,9% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 5/2020; so với tháng 6/2019 giảm 9,8% về lượng và giảm 25% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 1.182 USD/tấn. 
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 456 nghìn tấn, trị giá 606 triệu USD, giảm 25,7% về lượng và giảm 27,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, giá xuất khẩu bình quân giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2019 xuống mức 1.330 USD/tấn.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, cao su tổng hợp vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 58,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 202,89 nghìn tấn, trị giá 274,19 triệu USD, giảm 20,7% về lượng và 20,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 98,6% tổng lượng cao su tổng hợp xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2020.
Xuất khẩu các chủng loại cao su khác cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 như: Latex, SVR 3L, SVR 10, SVR CV60, RSS3, SVR 20, RSS1, cao su tái sinh, cao su hỗn hợp...
Chủng loại cao su xuất khẩu Việt Nam trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020
Nguồn: Bộ công thương/ Tổng cục hải quan 
Trên thị trường thế giới, tháng 6/2020, giá cao su tại Tokyo và Thượng Hải giảm, trong khi giá tại Thái Lan tăng so với cuối tháng 5/2020. Giá cao su tại Tokyo và Thượng Hải giảm do số ca nhiễm virus corona tại Mỹ và nhiều quốc gia tăng, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ triển vọng kinh tế toàn cầu. Ngành sản xuất lốp ô tô vẫn trong tình trạng khó khăn, trong khi nguồn cung cao su tại các quốc gia Đông Nam Á đang dồi dào.

--- Theo: Nhịp sống kinh tế ---

>> Xem ngay các loại hóa chất công nghiệp tốt nhất hiện nay trên thị trường <<


Ban biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn

Share:

"HỒI SINH" BÃ KẸO CAO SU, TẠO ĐỜI SỐNG THỨ 2 CHO 1 LOẠI CHẤT THẢI.

"Hồi sinh" bã kẹo cao su, tạo ra đời sống mới cho một loại chất thải. 

Kẹo cao su là một món ăn khá thú vị. Bạn sẽ không tưởng tượng được thị trường tiêu thụ kẹo cao su được hướng đến con số gần 30 tỉ đôla, cho thấy sức cầu quá lớn của người tiêu dùng trên thế giới. Sẽ không có vấn đề gì xảy ra khi chúng ta không để ý đến bã kẹo cao su. 
Một thực tế đáng buồn là bã kẹo cao su đang trở thành vấn đề nổi cộm, gây nhiều tranh cãi trong nội bộ của chính phủ nhiều nước lẫn các nhà hoạt động môi trường. Người ta cho rằng, với khoảng 600.000 tấn bã cao su được thải ra hàng năm. 
Với đặc tính là một loại chất thải không dễ phân hủy, có gây tác động vô cùng lớn lên thiên nhiên và chất lượng sống, vô hình chung bã kẹo cao su trở thành bài toán khó cho các nhà khoa học môi trường. 

>> Nhận tư vấn về các giải pháp kỹ thuật khi thi công các sản phẩm hóa chất <<

Bã kẹo cao su được tái chế sau quá trình sử dụng 
Về mặt công dụng, kẹo cao su thực chất đem nhiều lợi ích cho người sử dụng, có thể giúp con người tỉnh táo, giảm căng thẳng và nâng cao khả năng tập trung. Tuy nhiên, ít ai để ý đến phần còn lại của chiếc kẹo cao su- " bã kẹo cao su". Chúng có thể gây ô nhiễm môi trường khi không được gói và vứt đúng nơi quy định. 
Bã kẹo cao su không được vứt đúng nơi quy định
Ngày nay, kẹo cao su được sản xuất từ cao su nhân tạo, thứ có thể tồn tại rất lâu ngoài tự nhiên, chẳng khác gì các loại vỏ ruột xe, nệm... Và để xử lý loại rác thải này, người ta lại phải tốn hàng triệu đôla, trở thành gánh nặng tài chính lên nhiều chính phủ. 
Số lượng bã kẹo cao su bị vứt bừa bãi khá đáng báo động 
Tại một số quốc gia như Singapore, kẹo cao su bị cấm bán và sử dụng từ năm 1990. Bạn có thể bị phạt ở mức 1.000 đôla Singapore và lao động công ích trong thêm 10 giờ. Lệnh cấm đó không chỉ giúp nơi công cộng của đất nước xanh này diện một chiếc áo sạch đẹp, mà còn góp phần hạn chế tối đa tác hại của bã kẹo cao su gây ra trên hệ thống giao thông thông minh tại đây. Đến nay, luật này vẫn còn hiệu lực và du khách rất hiếm thấy hình ảnh nhai kẹo cao su nơi đông người tại quốc gia này. 
Hay như ở Anh, một quốc gia cũng đang đối mặt với nạn thải bã kẹo cao su vô tội vạ, có một sáng kiến thu gom chúng lại để tái chế. Và Anna Bullus, một nhà thiết kế của đảo quốc sương mù, đã hiện thực hoá ý tưởng này.
Điểm thu gom rác thải " bã kẹo cao su" 
Kết quả là hàng loạt sản phẩm phục vụ đời sống của con người được "ra đời" từ việc tái chế bã kẹo cao su.
Các vật dụng sản xuất từ bã cao su 

Những chiếc giày làm bằng bã kẹo cao su 

Những chiếc giày làm bằng bã kẹo cao su 

Cốc được làm bằng bã kẹo cao su
Tại Việt Nam, vấn nạn " bã kẹo cao su" chưa được để ý đến bởi so với sự hiện diện của nhựa hay rác thải ni lông thì chúng chưa là gì cả. Tuy nhiên, cũng cần chú ý nâng cao ý thức người dân trước khi chúng ta có thêm một " vấn nạn" - ô nhiễm môi trường bởi chất thải " kẹo cao su". 

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất hiện nay trên thị trường <<


Ban biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng
Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Email: contact@megavietnam.vn; Website: http://megavietnam.vn
x
Share:

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.