💥 TÌM HIỂU VỀ SƠN CHỐNG CHÁY 💥

Sơn chống cháy là sản phẩm sơn phủ lên bề mặt vật liệu cần phòng chống cháy nổ, tùy theo thời gian yêu cầu về thời gian chống cháy có thể 90 phút – 120 phút hoặc 180 phút mà lựa chọn loại sơn và bề dày lớp sơn phù hợp.
1. Sơn chống cháy là gì?
2. Cơ chế hoạt động của tất cả các loại sơn chống cháy hiện nay
3. Cơ chế phản ứng sơn chống cháy Acrylic với ngọn lửa
4. Quy trình thi công sơn chống cháy


📌 Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ sơn chống cháy. Hiện nay Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Mega Việt Nam đang cung cấp đầy đủ nguyên liệu cũng như công thức cơ bản để sản xuất hệ sơn này., Ngoài cung cấp nguyên liệu chúng tôi còn có đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.
-----------
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
🏭 Tầng 2, A2-IA20, KDT Nam Thăng Long, Đường Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
🏭 Số nhà 46 - Đường N7 - KDC Hiệp Thành - Phường Hiệp Thành - Quận 12 - Tp. Hồ Chí Minh - Việt Nam
☎️ Tel: 1800.577.728; Zalo 0971.023.523
☎️ Fax: (+84) 24 375 89098;
🌎 Email: contact@megavietnam.vn
Share:

CAO SU TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG

 

1. Cao su tổng hợp là gì?

+ Đây là một loại chất liệu dạng dẻo được chế tạo từ cao su thiên nhiên nhưng có thêm những hợp chất khác. Nó có được nhờ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm Isopren, 1,3-Butadien, Cloropren và Isobutylen. Chất liệu này có độ co giãn tốt, chịu được sức ép lớn và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống.

2. Đặc tính cơ bản của cao su tổng hợp

+ Nó có độ bám dính cao, độ bền cắt nổi bật. Và khi ở trong trường hợp bị chịu lực kéo mạnh ở hai bên thì loại cao su này sẽ không bị trượt ra khỏi bề mặt

+ Có khả năng chống lão hóa tốt hơn so với cao su tự nhiên, các sản phẩm được làm từ loại cao su này đều có các tính năng như độ đàn hồi tốt, độ bền cao và trên bề mặt của sản phẩm rất êm ái, đặc biệt rất an toàn cho người sử dụng

+Chất kết dính sử dụng chất liệu này có lực bám dính và lực kết dính tương đối thấp ở nhiệt độ trên khoảng 40°C. Khả năng chống lão hóa thấp hơn so với các thành phần khác. Nhưng tốt hơn cao su tự nhiên. Loại keo này ít phù hợp hơn cho việc tiếp xúc với tia cực tím, nhưng có thể cải thiện bằng cách thêm chất ổn định.

3. Ứng dụng

+ Các ứng dụng của cao su tổng hợp nhìn chung khá giống với cao su tự nhiên. Chúng được dùng để chế tạo các vật dụng trong lĩnh vực công nghiệp, y tế, cơ khí, xây dựng,… Các sản phẩm từ cao su tự nhiên có thể dần được thay thế thành các sản phẩm từ loại vật liệu này. Nguyên nhân là do chúng có ưu điểm về mặt chi phí.

+ Ứng dụng ở trong ngành giao thông như làm cao su chống va đập, gờ giảm tốc. Trong ngành xây dựng như gối cầu cao su, khe co giãn cầu đường. Ngành thủy lợi, thủy điện như làm gioăng đệm cao su, phớt cao su. Trong ngành công nghiệp như làm thảm cao su, bánh xe cao su, trục rulo cao su, săm lốp, ống cao su...

4. Ưu, nhược điểm của cao su tổng hợp

+ Ưu điểm

  • Cao su tổng hợp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: Đàn hồi tốt, độ bền cao, bề mặt êm ái và an toàn cho người sử dụng. Mức giá của cao su tổng hợp lại rẻ hơn khá nhiều so với cao su thiên nhiên nên chúng ngày càng thu hút được nhiều người tiêu dùng.

+ Nhược điểm

  • Các loại cao su tổng hợp, cao su nhân tạo chưa có tính an toàn cao như đối với các sản phẩm từ cao su thiên nhiên. Chúng khó phân hủy ngoài môi trường tự nhiên và dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý triệt để.

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP MEGA VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Email: contact@megavietnam.vn; Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn; Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523

Share:

TÌM HIỂU VỀ SƠN EPOXY

 1. Sơn epoxy là dòng sơn như thế nào:

Có thể bạn đã từng nghe người ta nhắc đến những dòng sơn epoxy nhưng lại chưa hiểu rõ về sơn epoxy cũng như cách thức phân loại chúng ra sao. Sơn epoxy là dòng sơn cao cấp với thành phần vô cùng đặc biệt khác hẳn với những dòng sơn thông thường khác, được cấu thành thường từ hai thành phần là thành phần A ( bao gồm nhựa epoxy, chất dung môi, bột màu, một số chất phụ gia, … ) và thành phần B ( bao gồm chất đóng rắn, dung môi,… ).

Trên thị trường hiện nay thường bán hai loại sơn epoxy sau: Sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu. Mỗi loại lại có một tính năng nổi bật khác nhau ( có một số tính năng, đặc điểm cốt lõi của dòng sơn epoxy vẫn sẽ tương tự nhau nhưng mỗi loại lại có những ưu điểm nổi trội khác nhau ) nhằm phục vụ cho những yêu cầu khác nhau của khách hàng về loại sơn phù hợp với môi trường làm việc sau này của xưởng đã được thi công xong đó.

Nhìn chung, sơn epoxy có hai loại như vậy nhưng nó lại chia ra thành hai nhóm nữa tùy thuộc vào cấu tạo hay kết cấu của bề mặt mình định thi công, các bạn định thi công sơn epoxy lên bề mặt kim loại như sắt, thép hay là sự dụng cho sàn bê tông? Đây cũng là hai loại kết cấu bề mặt chính mà người ta thường phủ sơn epoxy lên. Đặc điểm chung của cả hai loại sơn dành cho kết cấu sàn bê tông với loại sơn dành cho kết cấu là kim loại như sắt, thép là:

– Chúng đều thuộc về dòng sơn epoxy cao cấp thế nên chắc chắn rằng nó có 2 thành phần chính là thành phần A ( bao gồm nhựa epoxy, chất dung môi, bột màu, một số chất phụ gia, … ) và thành phần B ( Đóng rắn, dung môi,..)

– Khi muốn thi công sơn thì bạn cần phải hòa trộn hai thành phần A và thành phần B lại với nhau tạo thành hỗn hợp đều, mịn rồi mới tiến hành thi công.

– Chúng đều được chia thành hai hệ chính là sơn lót epoxy và sơn phủ epoxy.

2. Phân loại và ứng dụng sơn epoxy trong sơn sàn:

Sơn epoxy dành cho sàn cũng bao gồm hai hệ là sơn lót epoxy và sơn phủ epoxy, kèm theo cả dung môi nữa. Thế nhưng đối với sơn sàn epoxy lại được chia thành nhiều loại với nhiều gốc khác nhau như sơn epoxy gốc nước, sơn epoxy sử dụng lăn rulo, sơn epoxy tự cân bằng ( tự san phẳng ), sơn epoxy có khả năng chống ăn mòn của axit, sơn epoxy trong suốt, sơn epoxy bán dẫn có khả năng cách điện,.... Nhìn chung là mỗi loại lại có tính chất, vai trò khác nhau còn tùy thuộc vào mục đích của ngưởi sử dụng chúng nữa.

– Sơn epoxy gốc nước thuộc dòng sơn epoxy cấp cao tuy nhiên  về phần sơn lót có gốc nước và sơn phủ epoxy gốc nước đều không hề có những mùi, khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người thi công và của những người sử dụng công trình sau khi hoàn thành, nó hoàn toàn không gây nên hiện tượng cháy nổ vì thế nó rất an toàn. Sơn epoxy gốc nước có lớp epoxy được hòa tan hoàn toàn trong nước từ đó tạo ra 1 lớp kết dính có tính thẩm thấu cao đồng thời nó có khả ngăn chống mài mòn bởi nước, hóa chất vô cùng tuyệt vời. Với loại sơn epoxy gốc nước và dễ dàng thi công kể cả là trong những không gian chật hẹp. Sử dụng được trong những không gian như phòng bệnh, phòng làm việc, phòng cấp cứu, phòng sạch, …

 

Sơn epoxy sử dụng lăn rulo là loại sơn dành riêng cho phương pháp lăn rulo vì thế mà nó đi kèm với cả chất đóng rắn. Loại này thì cho ra sản phẩm có độ dày lên đến 0,4 mm với đặc điểm bề mặt sơn sáng bóng nên có khả năng chống lại bụi bẩn và chịu được khối lượng trọng tải trung bình tác động.

Sơn epoxy tự cân bằng ( tự san phẳng ) không pha trộn thêm những dung môi dễ bay hơi, sơn có khả năng tự cân bằng, tự san phẳng bạn chỉ cần sử dụng cào chuyên dụng để làm nổ các lớp bóng khí và san đều qua bề mặt. Loại này thì cho ra sản phẩm có độ dày lên đến 3 mm với đặc điểm sơn sau khi khô cho bề mặt sáng bóng vô cùng thuận mắt và dàn đều phẳng mà không tốn quá nhiều thời gian thi công, bề mặt phẳng gần như tuyệt đối. Loại này có khả năng chống chịu lại sự tác động bất lợi của môi trường kể cả là hóa chất mạnh.

– Sơn epoxy trong suốt, loại này thì cho ra sản phẩm vô cùng đẹp mắt với những mảng sơn trong suốt được sử dụng vào việc chế tác thiết kế nội thất trong gia đình hoặc tạo ra một bề mặt sàn 3D sáng tạo và độc đáo vô cùng.

– Sơn epoxy bán dẫn có khả năng cách điện, loại này được ứng dụng vào trong những môi trường làm việc có liên quan đến mạng lưới điện, hoặc rất nhiều điện, việc sử dụng dòng sơn này vào trong môi trường như vậy tạo ra độ an toàn cho người lao động khi làm việc ở những nơi tiếp xúc với tĩnh điện. Ngoài khả năng cách điện nó còn có độ nhẵn bóng chống bám bụi rất tốt, có thể chịu được lực công vật lý lớn tác động lên, có khả năng chống lại sự ăn mòn của hóa chất nữa.

Hiện nay, Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Mega Việt Nam đã và đang triển khai rộng rãi bộ nguyên liệu cho các dòng sơn epoxy kim loại, epoxy dùng cho sơn sàn ( thường là sàn bê tông,..)... Đặc biệt là các dòng nhựa epoxy cao cấp từ Kukdo - Hàn Quốc, Epotec - Thái Lan như YD011x75, YD128, ,…Cùng với bộ đóng rắn được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Aditya Birla Chemicals, Epochem,... Với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng cộng thương hiệu lâu đời và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sơn, Mega luôn là đối tác tin cậy và đồng hành cùng bạn đến thành công.

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Email: contact@megavietnam.vn; Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn; Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523

Share:

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.