Nhu cầu tiêu thụ bông và cao su phục hồi sau 2 năm ??

Nhu cầu tiêu thụ bông và cao su phục hồi sau 2 năm ??

The một số chuyên gia chỉ ra rằng nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghiệp có thể được phục hồi trong khoảng cuối năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng từ từ cho đến khi nền kinh tế trở lại bình thường. 

Do ảnh hưởng của Covid 19, mức cầu toàn cầu giảm, nguồn cung tạm ngừng và logistic trì trệ khiến ngành công nghiệp bông và cao su khó có thể phục hồi hoàn toàn cho đến cuối năm 2022.

Công ty Olam có trụ sở tại Singapore chuyên xử lý các sản phẩm nông nghiệp trong đó có các nguyên liệu sản xuất bông và cao su. Chuỗi cung ứng trải dài hơn 60 quốc gia, từ châu Á đến châu Âu và châu Phi.

Ảnh: Minh họa

Người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tập đoàn Olam cho biết đại dịch Covid  là "cuộc khủng hoảng quan lớn mà chúng tôi phải đối mặt". Còn rất nhiều "sự không chắc chắn" liên quan đến một làn sóng khủng hoảng khác có thể ập đến với mức độ lớn hơn.

“Tôi cho rằng sự phục hồi sẽ mang tính chắp vá, không chắc chắn, không đồng đều và kéo dài hơn. Vì vậy, quan điểm của tôi là sẽ mất ít nhất đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 để quay trở lại mức tăng trưởng GDP như chúng ta đã có vào năm 2019."

Ông Verghese đã cho rằng "nhu cầu sẽ tăng từ từ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn và trở lại hoạt động bình thường."  Vào khoảng cuối năm 2022 có thể nhu cầu sản phẩm công nghiệp sẽ phục hồi.

Đối với các sản phẩm thực phẩm như ca cao bắt đầu tăng vào tháng 6 và tháng 7, và nó đang trở lại “mức trước đại dịch”.

Lệnh phong toả và các biện pháp hạn chế khác được sử dụng để ngăn chặn hoặc làm chậm sự lây lan của virus COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng Verghese nhấn mạnh rằng thời kỳ tồi tệ nhất dường như đã qua.

Khi các quốc gia bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong toả, "điều tồi tệ nhất của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang tiềm ẩn sau chúng ta", ông cho biết.

Ngoài một số quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ và Brazil, vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức thì "60 quốc gia còn lại mà chúng tôi đang có chi nhánh ở đó ," mọi thứ đang bắt đầu được hồi phục và cải thiện.

Ảnh: Minh họa

Khi chuỗi cung ứng phục hồi, một mối quan tâm đối với các công ty toàn cầu là căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trong một cuộc chiến thương mại, trong đó các công ty công nghệ Trung Quốc ngày càng trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Mỹ và Trung Quốc đã và đang đưa ra những động thái trả đũa.

Verghese nhấn mạnh rằng công ty của ông sẽ giữ thái độ trung lập đối với các cường quốc. "Chúng tôi không thể chọn bên. Chúng tôi chắc chắn sẽ giữ thái độ trung lập."

Về mặt dài hạn, Verghese cho hay Mỹ không thể làm gì nếu không có Trung Quốc và ngược lại. "Hiện tại, đây là một cuộc khủng hoảng thực sự và sẽ là một cuộc đấu tranh kéo dài, nhưng tôi nghĩ họ sẽ tìm thấy một điểm cân bằng mới bởi vì không ai sẽ thắng trong cuộc chiến này."

--- Nguồn: Theo Kinh tế & Tiêu dùng ---

>> Xem các loại hóa chất công nghiệp tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ
 Ban biên tập Hoá chất Mega Việt Nam:
🏭 Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng - Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
☎️ Tel: (+84) 24 375 89089;
☎️Fax: (+84) 24 375 89098
🌎 Email: contact@megavietnam.vn;
🌍 Website: http://megavietnam.vn


Share:

Xuất khẩu cao su đạt hơn 855 triệu USD trong 7 tháng đầu năm

Xuất khẩu cao su đạt hơn 855 triệu USD trong 7 tháng đầu năm.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su được ước đạt 661,9 nghìn tấn, trị giá 855,4 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 7/2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước tính đạt 180 nghìn tấn, trị giá 217 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với tháng 6/2020, tăng 7,9% về lượng, nhưng giảm 6,9% về trị giá so với tháng 7/2019. Giá xuất khẩu bình quân giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 1.206 USD/tấn.

>>Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật phù hợp với sản phẩm <<

Ảnh: Minh họa

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 661,9 nghìn tấn, trị giá 855,4 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu bình quân giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 1.292 USD/tấn.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp và mủ Latex tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu nhiều chủng loại cao su khác vẫn giảm.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su hỗn hợp (hỗn hợp của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp) chiếm 61,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 296,21 nghìn tấn, trị giá 386,31 triệu USD, tăng 3,5% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, 97,8% lượng cao su hỗn hợp được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su giảm so với cùng kỳ năm 2019, trong khi giá xuất khẩu cao su SVR 3L, RSS3, SVR CV60, SVR CV50, cao su tái sinh, cao su hỗn hợp, SVR CV40 tăng.

Trong tháng 7/2020, giá cao su trên thị trường châu Á tăng nhờ thông tin tích cực từ quá trình thử nghiệm vacxin ngừa virus corona và kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế của EU. Tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang và làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại tại một số quốc gia.

-- Nguồn: Nhịp sống kinh tế --

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban biên tập Hóa chất Mega

Phòng 703 - Nhà OCT3A - Khu ĐTM Resco - Đường Phạm Văn Đồng

Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Email: contact@megavietnam.vn; Website: megavietnam.vn


 

Share:

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.